Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn và có cái nhìn khách quan cũng như sự đánh giá chính xác về chất lượng màn hình LED giữa các nhà cung cấp. LCF xin được thông tin đến quý khách những " Thông số kĩ thuật cần lưu ý khi lựa chọn một loại màn hình led ". Những thông số này sẽ quyết định việc màn hình đó có tốt hay không, bền hay không và vì sao cùng là một loại màn hình nhưng thông số kĩ thuật khác nhau thì giá thành cũng khác nhau nhé.
1. Khoảng Cách Điểm Ảnh
Khoảng cách điểm ảnh mô tả mật độ của các pixel (cụm đèn LED) trên màn hình LED và tương quan với độ phân giải. Đôi khi được gọi là cao độ hoặc cao độ chấm, khoảng cách điểm ảnh là khoảng cách tính bằng milimét từ tâm pixel này đến tâm của pixel liền kề.
Khoảng cách giữa các điểm ảnh nhỏ hơn có nghĩa là có ít khoảng trống hơn giữa các pixel. Điều này tương đương với mật độ điểm ảnh( pixel ) cao hơn và độ phân giải màn hình được cải thiện.
Khoảng cách giữa các điểm ảnh là một yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định tời độ nét cũng như độ sinh động của chiếc màn hình của bạn. Điều này bạn có thể hiểu như: khi khoảng cách giữa các điểm ảnh thấp đồng nghĩa với việc có nhiều bóng đèn hơn trong một module, và nếu trên một tấm module có càng nhiều bóng đèn LED hiển thị thì chắc chắn hình ảnh sẽ được hiện thị đẹp hơn, sắc nét hơn.
2. Loại bóng LED được sử dụng cho module LED
Bóng LED được sử dụng trên thị trường hiện nay chủ yếu là 2 loại, bóng DIP và bóng SMD. Bóng SMD hiện đang được ưa chuộng sử dụng bởi những tính năng vượt trội của nó.
Như các bạn đã thấy, loại bóng LED mà chúng ta cùng phân tích hôm nay có chỉ số là SMD2020. Điều này có ý nghĩa là gì ? Nó có ý nghĩa là loại bóng LED được sử dụng là bóng LED SMD và kích thước của mỗi bóng LED đó 20 mm x 20 mm.
Bóng LED cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng của hình ảnh cũng như độ bền của module LED. Nếu bạn chọn mua phải 1 chiếc module LED có bóng LED không tốt thì có thể sẽ dẫn tới tình trạng hình ảnh có chất lượng ảnh kém, màu sắc không được tươi và dễ hỏng những bóng LED đơn, gây ra những lỗi chết điểm không đáng có, làm ảnh hưởng rất lớn tới sự cảm nhận hình ảnh của bạn và gây ra sự không thoải mái cho người xem.
3. Chế độ quét
Như một thuật ngữ chuyên nghiệp thường được đề cập, “chế độ quét”, còn được gọi là “cách thức điều khiển “, đôi khi làm cho người mới bắt đầu hoặc thậm chí các khách hàng có kinh nghiệm cảm thấy bối rối. Trên thực tế, nó không quá khó hiểu. Ví dụ như module có chế độ quét là 1/4, bạn có thể chỉ cần tưởng tượng rằng tại một thời điểm, chỉ có 1/4 đèn LED được điều khiển bởi IC điều khiển
Chế độ quét sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh cũng như độ tươi của hình ảnh mà bạn có . Để giúp bạn hiểu sâu hơn về chế độ quét của module LED tôi sẽ lấy 1 ví dụ đơn giản như sau : Một chiếc module LED có chế độ quét là 1/16 có nghĩa là 1 IC sẽ điều khiển được 1/16 module LED. Vì thế chế độ quét càng có như 1/32 thì những bóng LED sẽ càng được nhiều IC quản lý hơn và dẫn dến hình ảnh sẽ được xử lý tốt hơn và cho kết quả hình ảnh tốt hơn
4. Kích thước và trọng lượng
Kích thước và trọng lượng của module cũng là 1 yếu tố nhưng theo tôi thì nó sẽ ít có ảnh hưởng tơi chất lượng của màn hình LED cũng như module LED vì với mỗi kích thước, cân nặng khác nhau thì sẽ có những kích thước cabinet, những cách thi công khác nhau.
5. Mật Độ Điểm Ảnh
Mật độ điểm ảnh là số lượng điểm ảnh mà module LED đó sở hữu trên một đơn vị diện tích nhất định. Mật độ điểm ảnh với khoảng cách giữa các điểm ảnh có liên quan mật thiết với nhau, khoảng cách giữa các điểm ảnh càng nhỏ thì mật độ giữa các điểm ảnh càng cao và người lại khoảng cách giữa các điểm ảnh càng lớn thì mật độ điểm ảnh càng thưa. Và dĩ nhiên mật độ điểm ảnh có tác động rất lớn tới chất lượng của hình ảnh.
6. Cường Độ Sáng Module LED
Cường độ sáng của module LED là thông số thể hiện mức độ sáng của một module LED. Cường độ sáng càng cao thì hình ảnh được hiển thị càng sáng và ngược lại cường độ sáng càng thấp thì hình ảnh hiển thị sẽ có độ sáng thấp hơn. Thông thường cường độ sáng thường được sử dụng để phân chia giữa 2 loại module LED đó là module LED trong nhà và module LED ngoài trời. Module trong nhà sẽ có cường độ sáng thấp hơn dao động trong khoảng 500-800 cd/m2. Còn cường độ sáng của module LED ngoài trời sẽ dao động từ '5000-6000 cd/m2. Do sự khác nhau về điều kiến làm việc giữa module LED trong nhà và ngoài trời nên có sự chênh lệch khá lớn về cương độ sáng
Module LED ngoài trời do điều kiện hoạt động phải tiếp xúc với nhiều ánh sáng mạnh một cách trực tiếp nên module LED cần có độ sáng cao để hiện thị hình ảnh được tốt nhất. Còn với module trong nhà do ít tiếp xúc trực tiếp với ảnh sáng mạnh nên chỉ cần một cường độ ánh sáng vừa đủ để hiện thị hình ảnh một cách tốt nhất. Hai yếu tố về điện năng tiêu thụ và năng lượng tiêu thụ của 1 module LED sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng của module LED nên tôi xin phép không phân tích về 2 yếu tố này. Tầm nhìn tối thiểu là khoảng cách gần nhất mà bạn có thể tận hưởng hình ảnh một cách tốt nhất, khoảng cách thường được khuyến cáo để có thể tận hưởng những hình ảnh tuyệt vời từ một chiếc màn hình LED là từ 5m trở lên.
7. Tuổi Thọ Bóng LED, MTBF Và Góc Nhìn
Tuổi thọ Bóng LED, MTBF (thời gian bóng hoạt động tốt nhất) và góc nhìn là 3 yếu tố phụ của module LED. Tuổi thọ bóng LED thường được ghi nên tới 100.000h ( khoảng hơn 10 năm ). Tùy theo điều kiện sử dụng cũng như thời gian sử dụng, nhưng theo quan điểm cá nhân thì khó có thể sử dụng được trong 10 năm, thường khoảng thời gian lâu nhất mà một module LED sử dụng là khoảng 8 năm. MTBF là khỏang thời gian bóng LED hoạt động tốt nhất, tham số này thường được dao động trong khoảng 10.000h (khoảng hơn 1 năm). Đó là khoảng thời gian mà bóng hoạt động tốt nhất mà các chuyên gia tính toán được. Góc nhìn là góc nhìn tốt nhất mà khi bạn xem sẽ được hiệu ứng hình ảnh tốt nhất.
8. Độ Tươi
Độ tươi hay tốc độ làm mới của module LED. Đối với hệ thống hiển thị điện tử kỹ thuật số, tốc độ làm mới là số khung hình trên giây mà màn hình LED có thể hiển thị. Đơn vị của nó là một Hertz, bằng 1/giây. Ví dụ, 360Hz có nghĩa là nó có thể vẽ 360 hình ảnh mỗi giây. Thông thường màn hình LED yêu cầu ít nhất 360Hz. Nếu nó thấp hơn 360Hz, mắt chúng ta sẽ cảm thấy màn hình bị nhấp nháy. Với những màn hình LED thông thường hiện nay thì thường sử dụng module LED có độ tươi khoảng 1920 Hz. Với 1920Hz đã có thể đảm bảo hình ảnh sắc nét đạt được chế dộ Full HD và cho hình ảnh những hiệu ứng sinh động. Làm thế nào để tốc độ làm mới ảnh hưởng đến hiệu ứng hình ảnh của các sản phẩm màn hình LED ?
Như đã đề cập ở trên, tốc độ làm mới càng cao, màn hình LED có thể phát càng nhiều hình ảnh mỗi giây. Ví dụ: nếu nội dung hiển thị của màn hình LED là phim hành động tốc độ cao, hệ thống hiển thị tốc độ làm mới thông thường sẽ xuất hiện tạm dừng hoặc bị hỏng. Trong khi đó, nếu tốc độ làm mới thấp hơn 2000Hz, nó sẽ xuất hiện nhấp nháy trên máy ảnh. Những mức độ làm mới cho các loại sản phẩm màn hình LED khác nhau. + Thông thường tốc độ làm mới 1920Hz là đủ tốt cho hầu hết các màn hình LED. Và nếu màn hình LED cần hiển thị video hành động tốc độ cao, hoặc màn hình LED sẽ được quay bởi máy ảnh, màn hình LED cần phải có tốc độ làm mới trên 2550Hz.
9. Thang Độ Xám
Trong khoa học màu sắc, thang độ xám là một loạt các sắc thái của màu xám mà không có màu rõ ràng. Màu tối nhất có thể là màu đen, đó là sự thiếu vắng hoàn toàn của ánh sáng phản chiếu. Màu sáng nhất có thể là màu trắng, toàn bộ sự truyền ánh sáng ở tất cả các bước sóng khả kiến. Các sắc thái trung gian của màu xám được thể hiện bằng các mức độ sáng bằng nhau của ba màu chính (đỏ, lục và lam) cho ánh sáng truyền qua. Cường độ thang độ xám có 256 sắc độ xám từ đen sang trắng. Vì tất cả các màu đến từ các màu chính RGB, điều đó có nghĩa là thang độ xám cao nhất của hình ảnh đủ màu là 24 bit (256 x 256 x 256). Vì vậy, đối với các sản phẩm màn hình LED, khi nó có thang màu xám cao hơn, màu sắc sẽ phong phú và sống động hơn.
10. Xếp hạng bảo vệ IP
Đối với màn hình LED ngoài trời, xếp hạng bảo vệ IP là một điều rất cần cho việc hoạt động của module LED ở điều kiện ngoài trời
Xếp hạng IP (hoặc Bảo vệ chống xâm nhập) là một số có hai chữ số được sử dụng để xác định hiệu quả niêm phong của một thiết bị điện tử hoặc vỏ điện tử. Nó hữu ích như một phép đo tiêu chuẩn về sức đề kháng của thiết bị điện tử chống lại các yếu tố gây hại bên ngoài. Được viết dưới dạng một số có hai chữ số (tức là IP65), chữ số đầu tiên thể hiện khả năng bảo vệ chống xâm nhập vào các vật thể rắn, như bụi bẩn và chữ số thứ hai thể hiện khả năng chống xâm nhập chống lại chất lỏng, như mưa. Chữ số đầu tiên (bảo vệ khỏi chất rắn) nằm trong khoảng từ 0 đến 7, trong đó 0 biểu thị không bảo vệ và 7 biểu thị độ kín bụi 100%. Chữ số thứ hai (bảo vệ độ ẩm) nằm trong khoảng từ 0 đến 9, trong đó 0 đại diện cho không bảo vệ và 9 đại diện cho bảo vệ khỏi ngâm hoàn toàn kéo dài dưới nước. Hãy xem phân tích xếp hạng IP dưới đây.